Doanh nghiệp và quản lý rủi ro

Từ khủng hoảng Con ruồi của Tân Hiệp Phát tại Việt Nam đến xì căng đan đình đám về tài chính của Toshiba tại Nhật hay việc Nestlé phải rút toàn bộ mỳ gói thương hiệu Maggi ra khỏi thị trường Ấn Độ cho thấy các doanh nghiệp (DN) toàn cầu luôn phải đương đầu với nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Những rủi ro đó là gì và DN cần giải quyết như thế nào?

Khảo sát Quản lý Rủi ro Toàn cầu 2015 của Tập đoàn AON công bố gần đây cho thấy các công ty đang phải đương đầu với những rủi ro mới. Mối đe dọa đến danh tiếng công ty, nền kinh tế phục hồi chậm và môi trường pháp lý thay đổi được xếp là những mối nguy hàng đầu. Khảo sát được thực hiện với sự tham gia của hơn 1.400 chuyên gia quản lý rủi ro tại 60 quốc gia trên thế giới.

Trong số những mối quan ngại có thể xảy ra với công ty nhìn từ khía cạnh quản lý rủi ro, kết quả khảo sát năm nay đã chỉ thấy có mặt một số yếu tố phi truyền thống. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết đối với các công ty trong việc cần phải đánh giá khéo léo và có cách giải quyết cho các vấn đề hiện tại và các vấn đề đang nảy sinh.

Một vài điểm nổi bật của khảo sát này gồm:

  • Thiệt hại danh tiếng công ty: Đây là rủi ro được xếp hàng đầu trong cuộc khảo sát năm nay. Điều không có gì ngạc nhiên là thiệt hại danh tiếng công ty có liên quan mật thiết đến một số rủi ro khác trong danh sách năm nay.
  • Thay đổi pháp lý/quy định được xếp hàng thứ 3 trong danh sách năm nay. So với các năm trước, rủi ro này đã được xếp hạng tăng lên đáng kể
  • Thất bại trong việc thu hút và giữ chân nhân tài đứng thứ 5. Tại một số khu vực, những người được hỏi thậm chí còn xếp hạng rủi ro này đứng vị trí cao hơn.
  • Rủi ro tấn công trên mạng được xếp vị trí thứ 9. Tại khu vực Bắc Mỹ, rủi ro này được xếp hạng cao hơn.
  • Một số rủi ro trong danh sách năm nay là nguyên nhân tiềm tàng hoặc hậu quả của rủi ro số 10: thiệt hại tài sản.

Danh sách 10 rủi ro hàng đầu được xếp hạng theo khảo sát của AON gồm:

  1. Thiệt hại về danh tiếng / thương hiệu
  2. Suy thoái kinh tế / kinh tế phục hồi chậm
  3. Hành lang pháp lý thay đổi
  4. Cạnh tranh ngày càng tăng
  5. Thất bại trong việc thu hút và giữ chân nhân tài
  6. Thất bại trong việc đổi mới / đáp ứng nhu cầu của khách hàng
  7. Gián đoạn kinh doanh
  8. Trách nhiệm của bên thứ ba
  9. Tội phạm máy tính, hacking, virus, …
  10. Thiệt hại về tài sản

Theo bạn rủi ro các DN Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt là gì?

Đăng ký nhận bài viết mới

Đánh giá bài

Ý kiến của bạn