Xử lý khủng hoảng: Đừng chết vì cái thái độ!

Trên trái đất này chẳng có gì tự nhiên sinh ra. Mọi điều xảy ra trong cuộc sống đều có lý do và thường thì sự cố hay khủng hoảng đều bắt nguồn từ những việc làm không đúng đắn.

Một số người cho rằng, sự cố hay khủng hoảng là những điều không may mắn xảy đến với bản thân hay công việc. Một số khác lại nghĩ sự việc xảy ra rồi thì còn làm được gì nữa ngoài việc chấp nhận và đi dọn dẹp hậu quả.

Thực ra gốc rễ của mọi vấn đề đều xuất phát từ chính bên trong mỗi cá nhân hay tổ chức. Xử lý khủng hoảng đơn thuần chỉ là hoạt động đi dập ngọn lửa đang cháy.

Đối với mỗi cá nhân, khủng hoảng xảy ra đa số là do cách ứng xử và thái độ đối với sự việc xung quanh.

Đối với một tổ chức, khủng hoảng có thể là hậu quả của những hành vi và thái độ không phù hợp với những chuẩn mực hoặc quy định đã đặt ra.

Trong nhiều tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn, các hoạt động quản trị rủi ro và xử lý khủng hoảng thường được ưu tiên hàng đầu. Trên thị trường, các khóa đào tạo về xử lý khủng hoảng được tổ chức liên tục với rất nhiều học viên. Nói vậy để bạn có thể hình dung ra tầm quan trọng của hoạt động này trong đời sống.

Tuy nhiên, dù có đặt là ưu tiên hàng đầu hay đổ tiền tấn ra theo học các lớp đào tạo, hoạt động xử lý khủng hoảng cũng thường chỉ để giải quyết phần ngọn.

“Phải có nhiều việc làm tốt mới xây dựng được danh tiếng tốt, và chỉ cần một hành động dở để đánh mất tất cả những điều đó.”

– Benjamin Franklin

Vậy cần phải làm gì để không xảy ra các sự cố hoặc các cuộc khủng hoảng? Hiển nhiên trong cuộc sống, điều này rất khó trở thành hiện thực.

Trớ trêu là có khi khủng hoảng xảy đến ngay cả với những chuyên gia hoặc đơn vị chuyên đi xử lý khủng hoảng.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra khủng hoảng, bảo vệ được danh tiếng và hình ảnh của cá nhân và tổ chức?

Tất cả giải pháp nằm đều nằm ở “cái thái độ”.

Đó là thái độ đối của mỗi cá nhân trong tổ chức đối với công việc mà mình phụ trách.

Đó là thái độ của nhân viên đối với sản phẩm và dịch vụ do công ty mình cung cấp.

Đó là thái độ của người lãnh đạo đối với các hoạt động tuân thủ trong công ty.

Trên hết, đó còn là thái độ của công chúng hay giới truyền thông đối với cách hành xử của công ty trên thị trường.

Ngày nay, có rất nhiều ví dụ cho thấy danh tiếng – tài sản giá trị nhất của một cá nhân và tổ chức – có thể được bảo vệ hoặc có thể bị hủy hoại hoàn toàn chỉ vì “cái thái độ”.

“Chết vì cái thái độ” là cuốn sách nhỏ tập hợp một số bài viết có chọn lọc trên blog này từ năm 2014 cùng một số bài mới. Dữ liệu và thông tin trong các bài viết là tài liệu tham khảo, tổng hợp từ các nguồn tin đã được công bố rộng rãi như báo chí, các trang thông tin điện tử có giấy phép, website của các công ty, các tập đoàn trong và ngoài nước.

“Chết vì cái thái độ” đem đến những lời khuyên và chia sẻ giúp độc giả:

  • Hiểu về tầm quan trọng của danh tiếng.
  • Hiểu thế nào là quản trị danh tiếng trực tuyến và vai trò mạng xã hội.
  • Phân tích, đánh giá một số sự cố và khủng hoảng điển hình của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
  • Lời khuyên về quản trị danh tiếng và xử lý khủng hoảng.

Cuốn sách này không nhằm mục đích đưa ra những đánh giá tiêu cực bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp, hoặc cá nhân nào. Ngược lại, thông qua những sự việc có thật, tôi muốn phân tích và chia sẻ những điều nên hay không nên làm trong quản trị danh tiếng với góc nhìn của một người đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Đây cũng chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp phải đối mặt hàng ngày.

Tôi không có ý định cung cấp các lý thuyết hay dạy cho bạn những mô hình xỷ lý khủng hoảng và cũng không có ý định phổ biến hoặc ca ngợi những thủ thuật truyền thông đi ngược lại các giá trị đạo đức của người làm truyền thông. “Chết vì cái thái độ” hoàn toàn là những quan điểm cá nhân mà tôi mong muốn được chia sẻ cùng các bạn khi bàn về chủ đề quản trị danh tiếng.

Cuốn sách dành cho tất cả các bạn: những người làm trong lĩnh vực quan hệ công chúng, doanh nhân và cả các bạn sinh viên yêu thích lĩnh vực truyền thông và báo chí. Sách do công ty Sách Dân Trí xuất bản và hiện đã có bán tại các hiệu sách và trên website tại các địa chỉ sau:

  1. Hệ thống Nhà sách Phương Nam: Đường sách TP. Hồ Chí Minh (Gian hàng Phương Nam, Sách 24h và Đại học Hoa Sen)
  2. Tiki.vn: https://tiki.vn/chet-vi-cai-thai-do-p595613.html
  3. Vinabook: https://www.vinabook.com/chet-vi-cai-thai-do-p74147.html
  4. Nhà sách Minh Khai (online và offline): http://www.minhkhai.com.vn/store2/index.aspx…
  5. Sách Khai Tâm (online và offline): http://www.sachkhaitam.com/sach-khai-ta…/chet-vi-cai-thai-do
  6. Sách Hà Nội (245 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP. HCM)
  7. Nhà sách Thăng Long (2bis Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đa Kao, Quận 1, TP. HCM)
  8. Nhà sách Alphabooks (138C, Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. HCM)
  9. Hệ thống nhà sách Cá Chép (211-213 Võ Văn Tần, phường 5, Quận 3 và 223 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM)
  10. Sách Mụ Hoa – Số 5 Đinh Lễ, Hà Nội
  11. Nhà sách Minh Đức: 282 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
  12. Nhà sách Hoàng Cương (online và offline): http://www.hoangcuong.online/…/giao-ti…/chet-vi-cai-thai-do/
  13. Nobita: http://nobita.vn/2015/chet-vi-cai-thai-do-.html
  14. Mua Sách Hay: http://muasachhay.vn/san-pham/chet-vi-cai-thai-do/
  15. Lazada: http://www.lazada.vn/chet-vi-cai-thai-do-khuat-quang-hung-5421655.html

Có thể nói không hồ đồ rằng "Chết vì cái thái độ" là cuốn sách hiếm hoi dám nói thẳng, nói không ngại ngùng, thẳng đến trực diện và không ngại đụng chạm đến một chủ đề tưởng chừng như rất nhạy cảm trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam: khủng hoảng danh tiếng. Bằng kinh nghiệm thực tiễn của một người đã kinh qua nhiều vị trí phụ trách truyền thông và đối ngoại tại các tổ chức và công ty quốc tế tại Việt Nam, Khuất Quang Hưng đã đúc kết những bài học xương máu thông qua các 'case study' của nhiều doanh nghiệp Việt Nam lẫn quốc tế. Từ Viet Jet với chiến lược khôi phục hình ảnh, cuộc vật lộn của Uber với taxi truyền thống đến tai tiếng của Dr Thanh qua vụ khủng hoảng 'con ruồi'...Danh tiếng là thứ tài sản trân quý, là gia bảo của một doanh nghiệp. Làm cách nào để bảo vệ và gìn giữ danh tiếng, quản trị khủng hoảng tốt và xử lý triệt để khi có khủng hoảng xảy ra? Hơn 200 trang sách không quá dài nhưng đủ để Khuất Quang Hưng cô đọng, tổng kết những 'ca' khủng hoảng gay cấn nhất bằng cách viết khúc chiết, ngắn gọn và hàm súc. Bất cứ người nào làm việc trong ngành truyền thông cũng nên mua và đọc cuốn sách này, để tránh cho doanh nghiệp của mình 'chết vì cái thái độ' mà đôi khi, rất không đáng có.

Nguyễn Thành Trung

Nguyễn Thành Trung

Thư ký Toà soạn, Tạp chí Doanh Nhân

Khuất Quang Hưng

Đăng ký nhận bài viết mới

4 thoughts on “Xử lý khủng hoảng: Đừng chết vì cái thái độ!

Ý kiến của bạn